Thiên Bạch hổ thuần phủ trong sách Táng thư chú rằng: “Rồng cuộn ngồi mà không kinh sợ, ấy là hình cát”.
Thiên Nhị thập bát yếu cũng viết: “Rồng phải ngủ, hổ phải quấn”, có nghĩa là Thanh long ở bên trái huyệt sơn phải có hình dạng như đang ngủ, nằm ôm lấy Minh đường. Nếu ngẩng cao đầu ngóc dậy tỏ vẻ bất thuần, có dạng chia đình kháng lễ, thậm chí lung huyệt ép huyệt, thì gọi là “Thanh long tật chủ” (Thanh long ghét chủ), là tượng đại hung.
Sách Táng thư viết: “Cho nên hổ ngồi xổm thì gọi là hàm thi (ngậm xác), rồng ngồi xổm thì gọi là tật chủ (ghét chủ)”. Có nghĩa là có dáng cao ngạo, không chịu thuần phục. Cho nên chú rằng: “Tả sơn hình giông ngồi xổm không chịu hàng phục, quay đầu liếc nhìn, giống như đố kỵ ghen ghét... Đại thể long hổ mà có dáng thuần phục thì cát”.
Núi Thanh long nếu đội đất đứng dậy, không có chân núi thoai thoải, mạch nhánh phù trì, thì gọi là Thanh long vô túc (rồng xanh không chân), cũng là đất không lành. Theo Tam quốc chí - Quản Lộ truyện chép: Thầy thuật sô Quản Lộ khi đi qua mộ Vô Khâu Kiệm, thấy hung tượng Thanh long không chân, bèn đoán con cháu ông ta có hoạ tai tật, sau quả nhiên ứng nghiệm.
Phần mềm tra cứu phong thủy trực tuyến
Xin mời click vào ô công cụ cần xem, nhập thông tin để tra kết quả chính xác nhất