15/7 âm lịch là gì ý nghĩa và bài văn khấn cúng rằm tháng 7
Rằm tháng 7 âm lịch là một trong những ngày lễ lớn trong phong túc người Việt, thế nhưng ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, thì văn hóa cổ truyền lại ngày một phai nhạt. Nhiều người đã không còn nhớ rõ ngày 15/7 âm lịch hàng năm là ngày gì, ý nghĩa và cách thờ cúng chuẩn phong tục cổ truyền. Vì thế trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngày rằm tháng 7 ý nghĩa, cách chuẩn bị và thờ cúng trong lễ tiết trung nguyên dưới đây:
1. Ngày 15 tháng 7 âm lịch - Rằm tháng 7 là ngày gì?
Rằm tháng 7 ( 15/7 âm lịch) hay còn gọi với nhiều cái tên như lễ Trung nguyên hay Vu lan báo hiếu là một trong những ngày lễ quan trọng trong phong tục cổ truyền. Với mỗi cái tên thì ngày rằm tháng 7 lại mang lại một ý nghĩa khác nhau.
Ngày 15/7 âm lịch - ngày Vu lan Báo hiếu:
Lễ Vu Lan báo hiếu được dựa theo một câu chuyện về Mục Liên báo hiếu mẹ được bắt nguồn từ phật giáo. Vào ngày này, người Việt thường tổ chức lễ cúng gia tiên, thần linh với tâm niệm báo ân, tưởng nhớ tới người đã khuất.
Ngày 15/7 âm lịch - Lễ Trung Nguyên:
Tháng 7 âm lịch được coi là thời điểm xấu nhất trong năm, khi ma quỷ từ địa ngục trở về dương gian. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người chết đi thì chỉ có phần xác bị phân hủy còn phần hồn vẫn tồn tại, luân hồi chuyển kiếp, nhưng cũng có những người bị đày ải xuống địa ngục vì phạm phải điều xấu, trở thành quỷ đói. Cứ đến mùng 2 tháng 7 âm lịch hằng năm thì Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế mà sẽ mở cửa đón chúng quay về vào rằm tháng 7. Chính vì vậy ý nghĩa cúng ngày rằm tháng 7 chính là cúng tế các linh hồn, hay lễ xá tội vong ân mong các linh hồn có vương vấn trần thế siêu thoát và trở về cõi âm.
2. Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?
Rằm tháng 7 không những phổ biến ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Vậy cúng rằm tháng 7 vào giờ nào? Mâm cúng rằm thường được cúng vào chiều tối khoảng từ 16 - 19 giờ, ngày 14/7 và 15/7 âm lịch hàng năm. Bởi vì mọi người quan niệm đây là thời gian các vong hồn lên đường trở về địa ngục nên cúng vào thời điểm này là chuẩn nhất, mọi việc cần phải được hoàn tất vào ngày 15/7 âm lịch.
Dưới đây là bảng thời gian dương lịch tương ứng với âm lịch rằm tháng 7 qua những năm tiếp theo để các bạn tiện theo dõi:
Để xem chi tiết các ngày tốt xấu trong tháng, xin mời tra cứu tại XEM NGÀY GIỜ TỐT XẤU
3. Cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị gì?
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra khi chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm chính là: rằm tháng 7 nên cúng chay hay cúng mặn? Để trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta cần phải biết được mâm cỗ cúng được chuẩn bị để cúng Thần, Phật; cúng gia tiên; hay cúng thực thị cô hồn. Cúng Thần Phật thì phải cúng chay vì Phật ăn chay còn cúng gia tiên có thể cúng chay hoặc cúng mặn đều được, tuy nhiên đa số các gia đình thường cúng mặn.
Cúng Thần, Phật
Cúng Thần, Phật thì cần đặt lễ ở nơi cao nhất trên bàn thờ trong nhà. Hoa tươi dùng lễ Phật thường là hoa sen, hoa mẫu đơn,... tuyệt đối không dùng hoa hồng, hoa dại hay hoa tạp cúng rằm.
Mâm cúng Thần, Phật nhất định phải dùng đồ chay hoặc một mâm ngũ quả, bó nhang, đèn cầy để cúng. Theo giáo lý nhà Phật, mâm cúng rằm tháng 7 không cần mâm cao cỗ đầy mà cốt ở tấm lòng thành kính của người dâng lễ.
Cúng gia tiên
Mâm cỗ cúng gia tiên thì được đặt dưới lễ cúng Thần Phật, có thể dùng món chay hay món mặn đều được, tùy thuộc vào hoàn cảnh và căn cơ của nguồi thực hiện. Nếu là món mặn thì thường không thể thiếu gà luộc, xôi gấc, món xào và món canh,..., tiếp đó là tiền vàng và những vật dụng bằng giấy gửi cho người âm như quần áo, dày dép, nhà, xe… nhằm mong rằng người âm cũng có cuộc sống đầy đủ như người trên trần thế.
Cúng cô hồn, thí thực cô hồn rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?
Mâm cúng cô hồn, vong linh trong rằm tháng 7 thì tuyệt đối không được cúng xôi gà mà chỉ được dùng cháo loãng. Tiền vàng thì từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 - 50 bộ, tiền trinh, mâm ngũ quả. Ngoài ra còn có bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, kẹo banh và mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
Khi rải tiền vàng ra mâm thì để mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Mâm cúng cô hồn, vong linh đặc biệt được chú ý hơn vì nếu chuẩn bị không tốt có thể rước vong vào nhà, đem lại hậu họa khó lường.
Cách chuẩn bị một số món chay và mặn trong mâm cơm cúng rằm tháng 7
Cháo loãng cúng vong hồn:
Cháo loãng là món ăn không thể thiếu trong cúng thị thực cô hồn tháng 7 dành cho những linh hồn bị đày đọa trước khi chúng trở về địa ngục.
Khi nấu cháo, hãy vo gạo thật sạch sau đó cho lên bếp rang đến khi hạt gạo trắng đục chuyển hết sang màu trắng trong thì tắt bếp.Lúc nấu thì nước đến khi sủi tăm mới cho gạo rang vào theo tỉ lệ 1:3, nêm muối. Cháo chín thì múc thành 12 bát (nhiều hay ít hơn tùy theo quan niệm từng vùng)
Chọn và làm thịt gà cúng cô hồn tháng 7
Để có một con gà cúng rằm tháng 7 đẹp, thì cần chọn gà có mào đỏ tươi nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, chân nhỏ, khỏe mạnh và nặng khoảng 1,5 đến 1,8kg. Khi làm gà cúng thì cho chân gà quặt vào phía trong bụng ga qua vết mổ moi, cuối cùng vòng lạt hoặc dây buộc qua 2 cánh gà và buộc chặt để cổ gà ngẩng cao, cánh chụp lại mang ý nghĩa thafh kính dâng lên gia tiên.
Để gà luộc trông mọng mà có màu tươi tằn thì luộc xông nên nhúng vào nước lạnh sau đó để ráo và vắt nước nghệ tươi trộn với mỡ gà quét lên da, da gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt, trông rất hấp dẫn.
Ngoài ra rằm tháng 7 hãy nấu ngay món xôi gấc đỏ thắm, dẻo đẹp dâng lên mâm cỗ cúng gia tiên bạn nhé, cùng với những món như chả giò, canh, rau xào sẽ làm nên mâm cúng gia tiên đẹp mắt và đầy đủ.
4. Những bài văn khấn cúng rằm tháng 7 cổ truyển:
Bài cúng rằm tháng 7 trong nhà: Cúng thần linh, gia tiên
Cúng Thần, Phật: Sau khi cúi đầu dâng lễ, tạ ơn thì có thể tụng kinh Phật hoặc đọc một kháo kinh Vu Lan, để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.
Cúng gia tiên: Khi cúng bài trước bàn thờ gia tiên, chúng ta nên nêu lí do và nội dung cầu khấn, thường do trưởng nam trong nhà hoặc người được ủy quyền thay mặt đọc văn khấn mời ông bà về thụ lộc, sau đó trình bày mong muốn của mình.
Dưới đây là một số bài văn khấn các bạn có thể tham khảo:
Bài cúng rằm tháng 7: cúng chúng sinh, thị thực cô hồn
Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn rằm tháng 7, nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vài mà có người tranh nhau đồ cúng trên thay thì phải lập tức buông thả, nếu không sẽ đem lại nhiều điều tồi tệ khó lường. Khi chưa là lễ cúng mà có người chờ giành giật thì đây là tín hiệu tốt.
Một số bài văn khấn cúng rằm tháng 7 các bạn có thể tham khảo:
Trên đây là các thông tin về rằm tháng 7 âm lịch cách chuẩn bị, khấn cúng khi làm lễ cúng rằm tháng 7. Bài viết thuộc chuyên mục văn khấn mẫu được cung cấp bởi Thuật Phong Thủy