Ý nghĩa, cách sắm lễ và bài văn khấn giao thừa trong nhà theo phong tục
Lễ khấn giao thừa tạm biệt năm cũ, chào đón một năm mới may mắn và thịnh vượng là một trong các tục lệ cổ truyền của người Việt. Nhưng để hiểu hết về ý nghĩa cũng như cách chuẩn bị, sắm lễ cúng hay bài văn khấn lễ giao thừa không phải ai cũng rõ ràng. Vì thế hôm nay , chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lễ cúng giao thừa trong nhà theo đúng phong tục trong bài viết sau đây:
Lễ cúng giao thừa trong nhà, ý nghĩa, cách chuẩn bị sắm lễ cúng và bài văn khấn cúng giao thừa theo phong tục
>>> Xem ngay TỬ VI NĂM 2018 60 HOA GIÁP để biết đường tình duyên, sự nghiệp, sức khỏe, vận hạn trong năm Mậu Tuất có gì thay đổi và những biến động trong 12 tháng tiếp theo.
Những việc cần làm trước khi bày biện bàn thờ gia tiên làm lễ cúng giao thừa trong nhà ngày Tết:
Trước khi tìm hiểu về Bàn thờ ngày Tết gồm những gì thì chúng ta cần tìm hiểu những việc cần làm trước đó. Để bày biện Bàn thờ tổ tiên làm lễ cúng giao thừa ngày Tết được đầy đủ, chu đáo thì trước đó gia chủ cần chọn ngày tốt để vệ sinh, lau chùi bàn thờ. Thực tế thì việc vệ sinh bàn thờ nên được làm thường xuyên trong năm để giữ được vẻ tôn kính, thiêng liêng. Vào dịp lễ Tết thì công việc này càng trở nên quan trọng và không thể bỏ qua.
Vệ sinh Bàn thờ gia tiên ngày tết theo các chuyên gia phong thủy nên thực hiện sau khi đưa ông Táo lên chầu trời. Việc vệ sinh cần phải sử dụng các vật dụng riêng biệt, sạch sẽ như khăn sạch, chổi sạch, nước sạch, có gia đình cẩn thận còn dùng cả nước mưa v.v Thực hành lau chùi bát hương, bàn thờ, thau rửa bình hoa, chén đựng nước, rượu. Nếu bát hương đầy có thể xin để rút chân hương cho gọn gàng.
Thực hiện được việc dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ thì chúng ta sẽ tiến hành đến việc tìm hiểu bàn thờ gia tiên cúng giao thừa gồm những gì với phần dưới đây.
Trên đây là các thông tin về lễ cúng giao thừa, bài văn khấn giao thừa trong nhà dịp cuối năm được cung cấp bởiThuatphongthuy.com.vn. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm, theo dõi.